2. Hình thành kiến thức mới
* Học bài hát: Tình bạn tuổi thơ
GV giới thiệu tác giả: Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Việt sinh năm 1962 tại Sài Gòn – nay là Thành phố Hồ Chí Minh. Ông là hội viên Hội Nhạc sĩ của Thành phố Ông đã có những sáng tác cho lứa tuổi thiếu nhi được các em yêu thích, có thể kể đến một vài ca khúc như: Âm nhạc không có tuổi, Ông già Noel, Mẹ là quê hương, Vào bếp đi con, Tình bạn tuổi thơ,...
* Tập hát
- GV hát mẫu (2 lần) và đặt câu hỏi cho HS sau khi nghe. Em cảm nhận giai điệu của bài hát như thế nào? Lời ca của bài hát nói về những hình ảnh gi?
* Đọc lời ca:
- GV yêu cầu HS tự đọc nhẩm lời ca 1 – 2 lần và chia hai đoạn lời ca. Cụ thể đoạn 1 từ: "Tình bạn tuổi thơ ... muôn ngàn chuyện vui; Đoạn 2 từ "Tình bạn tuổi thơ... Tình bạn tuổi thơ".
- GV hướng dẫn HS chia các câu hát như sau: Đọan 1.
+ Câu hát 1: Tình bạn tuổi thơ đẹp lắm, quấn quýt bên nhau thật vui.
+ Câu hát 2: Hồn nhiên như gió như mây: Tươi đẹp như bướm, như hoa.
+ Câu hát 3: Tình bạn chúng em đẹp quá, gắn bó như cây với cảnh
+ Câu hát 4: Yêu mến nhau như đàn chim, ríu rít muôn ngàn chuyện vui.
Đoạn 2.
+ Câu hát 5. Tình bạn tuổi thơ, đẹp như giấc mơ.
+ Câu hát 6 Tình bạn tuổi thơ, thắm hồng cuộc sống.
+ Câu hát 7: Mai đây chúng em lớn lên, dù cách xa nhau bốn phương.
+ Câu hát 8: lòng em vẫn luôn nhớ hoài bao kỉ niệm đẹp. Tình bạn tuổi thơ.
- GV hát mẫu và hướng dẫn HS và nhắc nhở HS hát một số ca từ có dấu luyến, ví dụ: “gió”, “bướm”, “với,... GV yêu cầu HS thể hiện sắc thái hát nhấn vào các lời ca ở phách mạnh.
- GV tổ chức và điều khiển HS tập hát lần lượt từng câu ngắn, ghép các câu và hoàn thiện với hình thức tập thể/ nhóm/ cặp đôi và cá nhân kết hợp nhạc đệm và vỗ tay theo nhịp. Gv uốn nắn, sửa sai (nếu có).
- GV đặt câu hỏi: Em cảm nhận như thế nào về giai điệu và lời ca trong bài hát “Tình bạn tuổi thơ”
- HS trả lời, GV nhận xét và bổ sung kết hợp lồng ghép giáo dục lòng tự hào, tình yêu với quê hương, đất nước.
|
- Lắng nghe..
- HS lắng nghe và quan sát
- Lắng nghe và cảm nhận trả lời.
- Đọc lời ca từng câu theo hướng dẫn
- Đọc lời ca kết hơp vỗ tay theo tiết tấu.
- Lắng nghe.
- Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV.
+Hát câu 1, 2 đồng thanh
+Hát 2 câu nối tiếp
-Thực hiện học hát từng câu cho đến hết bài.
- HS chú ý trả lời câu hỏi theo cảm nhận
|
3. Thực hành và luyện tập
* Luyện tập
- GV tổ chức cho Hs luyện tập cụ thể: GV cho Hs hát theo nhạc đệm.
- GV phân hoá HS theo nhóm, hỗ trợ trong luyện tập. Giao nhiệm vụ phù hợp với nhóm HS hạn chế về giọng hát, nhóm HS có giọng hát tốt và nhắc HS hát thể hiện sắc thái to hơn ở những câu chỗ giai điệu có các quãng đi lên cao hơn (đoạn 2).
- GV nhận xét và sửa sai cho HS, yêu cầu HS tự nhận xét.
- GV đặt câu hỏi: Theo em, khi hát đoạn 1 và đoạn 2 của bài hát cần thể hiện cách hát các ca từ như thế nào?
- GV nhận xét, khen ngợi và khuyến khích HS biết thể hiện bài hát kết hợp sắc thái.
|
- HS hát theo nhiều hình thức: tập thể, nhóm, dãy, cá nhân.
- Hs lắng nghe và nhận xét lẫn nhau.
- HS trả lời theo cảm nhận.
- Hs lắng nghe và thực hiện.
|
4. Vận dụng – trải nghiệm
- GV yêu cầu HS thống nhất theo nhóm và thống nhất về cách thể hiện bài hát (vận động phụ hoạ, vận động cơ thể…).
- Từng nhóm thể hiện bài hát: GV khích lệ HS tích cực thể hiện cảm xúc, tương tác với các bạn và thầy giáo; GV quan sát và sửa sai các lỗi.
- GV nhận xét HS, HS tự nhận xét và nhận xét cho nhóm bạn sau mỗi lần hát.
- Đánh giá và tổng kết tiết học GV yêu cầu HS tự nhận xét đã thuộc lời ca và hát đúng theo giai điệu của bài hát. GV nhận xét HS tiết học.
|
- Hs Lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.
- Hs thực hiện
- Hs lắng nghe và thực hiện
-HS lắng nghe
|