- GV: yêu cầu HS mở SGK trang 66.
Bài 1: Các câu trong đoạn văn dưới đây được gọi là câu kể. Hãy xếp các câu đó vào nhóm thích hợp. (Làm việc nhóm 4)
GV hiệu ứng MH
- GV mời cầu HS đọc yêu cầu bài 1
- GV: đưa hiệu ứng MH gạch chân từ trọng tâm
- Bài yêu cầu xếp vào mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?
- Thế nào là câu giới thiệu?
- Cho cô biết câu nêu đặc điểm là câu ntn?
- Thế nào là câu nêu hoạt động?
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và thảo luận nhóm 4 làm vào vở nháp. Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm. Thời gian thảo luận là 2 phút.
- GV chữa bài bằng trò chơi Tiếp sức
GV giới thiệu luật chơi: Cô chia lớp chúng ta thành 3 nhóm. Nhóm ở dãy giữa, nhóm dãy trong và nhóm dãy ngoài. Các nhóm cử cho cô 5 bạn nhanh nhẹn nhất để tham gia trò chơi. Các con xếp thành 1 hàng, mỗi con sẽ cầm 1 tấm thẻ có gắn các câu trong đoạn. Nhiệm vụ của các con là chạy nhanh lên gắn các câu đó vào kiểu câu mà con chọn khi gắn xong các con quay về đập tay vào tay bạn tiếp theo để bạn lên gắn cứ như vậy đến người cuối cùng của nhóm các con hiểu luật chơi chưa nào?
Trò chơi bắt đầu
- GV nhận xét- chia sẻ bài với HS
- GV chuyển ý: các em đã hiểu được thế nào là câu kể rồi. Vậy câu kể có tác dụng gì? Dấu hiệu nào để nhận biết câu kể? Chúng ta cùng chuyển sang làm bài tập 2.
Bài 2: Chọn thông tin đúng về câu kể. (làm việc cá nhân- Trao đổi nhóm 2) (V)
- GV đưa yêu cầu lên màn hình.
- GV mời HS nêu yêu cầu bài tập 2.
- GV yêu cầu HS đọc to các thông tin trong bài
- GV giao nhiệm vụ cho HS:Vận dụng kiến thức đã học ở bài tập 1, hãy làm bài tập 2 vào vở- Đổi vở kiểm tra chéo- Báo cáo kết quả
- GV soi bài
GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.
=> GV chốt: Qua phần chia sẻ vừa rồi, cô thấy các con đã hiểu về câu kể rồi đấy!
Vậy dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết câu kể?
- Con hãy đặt cho cô một câu kể?
- Khi viết câu kể con cần lưu ý điều gì?
- Gv chuyển ý: Qua bài tập 2 các con đã biết được tác dụng và cách nhận biết câu kể...
Bài 3: Xếp các câu dưới đây vào nhóm thích hợp và nêu lý do (làm việc nhóm 4)
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 3.
- Bài tập 3 có mấy yêu cầu? Đó là những yêu cầu nào?
- GV gạch chân nhấn mạnh yêu cầu
- Ở yêu cầu 1 là sắp xếp các câu vào các nhóm thích hợp. Vậy có những nhóm nào?
- Các con suy nghĩ và làm việc nhóm 4 vào phiếu bài tập của nhóm yêu cầu 1 và chia sẻ với nhau yêu cầu. Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm. Thời gian thảo luận là 3 phút.
- GV mời đại diện của nhóm trình bày bài.
- GV nhận xét- Tuyên dương
=> GV chốt: Câu kể và câu hỏi có gì khác nhau?
- GV: khi đọc câu hỏi các con đọc với giọng như thế nào?
- GV lưu ý HS
- GV yêu cầu học sinh đọc lại bài
- GV nhận xét, tuyên dương, chuyển ý
Bài 4: Tìm dấu câu phù hợp thay cho ô vuông
(Làm việc cá nhân vào PBT)
- GV hiệu ứng MH- HS đọc thầm và nêu yêu cầu của bài
- Trong đoạn văn trên có mấy ô vuông cần điền dấu?
- GV: đưa màn hình đoạn văn.
- GV: yêu cầu HS suy nghĩ, lựa chọn dấu câu phù hợp thay vào mỗi ô vuông vào PBT. Sau đó trao đổi kết quả trong nhóm đôi.
- GV: bao quát, định hướng hoạt động của cá nhân, nhóm.
- GV soi bài
=> GV chốt: Để điền đúng dấu câu em cần lưu ý điều gì?
- GV: mời HS đọc lại đoạn văn.
+ Theo em, đoạn văn trên nói về điều gì?
- GV liên hệ giáo dục: Đúng rồi các con à. Khi có bạn mới chuyển đến thì chúng ta nên quan tâm, giúp đỡ bạn để bạn nhanh chóng làm quen với thầy cô và bạn bè. Trong hè vừa qua lớp ta đón thêm 2 thành viên mới đó là bạn Sương và bạn Chiến cô thấy các con đã làm rất tốt điều này vì thế lớp học của chúng ta luôn tràn ngập tiếng cười, tình yêu thương.
- GV lấy ví dụ để học sinh khắc sâu thêm kiến thức về điền dấu thích hợp (Dự kiến mở rộng)
- GV nhận xét, tuyên dương
|
- 1 HS đọc yêu cầu bài 1
- HS trả lời: bài yêu cầu xếp vào 3 nhóm. Đó là nhóm câu giới thiệu, câu nêu đặc điểm, câu nêu hoạt động.
- HS làm việc theo nhóm 4.
- Các nhóm tham gia chơi
+ Câu giới thiệu: Tớ là bút nâu. Đây là bút đỏ, bạn của tớ.
+ Câu nêu đặc điểm: Tớ cao nhất hộp bút vì hiếm khi được gọt. Bút đỏ thì thấp một mẩu vì được gọt quá nhiều.
+ Câu nêu hoạt động: Tớ dùng keo gắn bút đỏ vào bên cạnh tớ để bạn nhìn được ra ngoài hộp bút.
- HS quan sát- Đọc thầm bài tập 2
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- HS suy nghĩ làm bài vào vở- Đổi vở kiểm tra chéo- Báo cáo kết quả.
- HS trình bày- Nhận xét- Chia sẻ
- 2, 3 HS nêu
- HS đặt câu- Nhận xét
- HS trả lời.
- HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- HS trả lời
- Các nhóm làm việc theo yêu cầu vào PBT nhóm
- Đại diện nhóm trình bày- Chia sẻ
Kiểu câu
|
Câu kể
|
Câu hỏi
|
b. Bút nâu là một người bạn tốt.
c. Bút nâu nhảy với bút vàng, lắng nghe ước mơ của bút tím.
|
a. Bút nâu trông như thế nào?
d. Bút nâu gắn bút đỏ vào bên cạnh mình để làm gì?
|
Lí do
|
Nêu nội dung câu giới thiệu (câu b), câu nêu hoạt động (câu c). Cuối câu có dấu chấm.
|
Nôi dung câu hỏi có chứa từ hỏi: như thế nào? (câu c) và từ để làm gì? (câu d).
Cuối câu có dấu hỏi chấm.
|
- Các nhóm nhận xét cho nhau- Bổ sung.
- HS trả lời
- HS trả lời: Khi đọc câu hỏi chúng ta cần đọc cao giọng ở từ để hỏi.
- HS đọc- Nhận xét.
- HS đọc thầm và nêu yêu cầu của bài
- HS trả lời: trong đoạn văn trên có 7 ô vuông cần điền dấu ạ.
- HS làm PBT- Đổi PBT kiểm tra chéo- BC kết quả.
- HS trình bày- Nhận xét- Chia sẻ
- Đáp án:
Mình là thành viên mới của lớp 3A. Mình vừa chuyển từ trường khác đến. Bạn ấy vui vẻ giới thiệu:
- Tớ tên là Tuệ Minh. Tớ thích chơi cờ vua và múa ba lê.
Các bạn xôn xao đáp lại:
- Tên của cậu đẹp quá !
- Tớ cũng thích chơi cờ vua lắm !
- Cậu có muốn tham gia vào câu lạc bộ cờ vua cùng chúng tớ không ?
- HS TL: Đọc kỹ câu, dựa vào tác dụng và dấu hiệu nhận biết các kiểu câu để tìm các từ ngữ trong câu; xác định kiểu câu rồi điền dấu.
- HS đọc lại
- HS trả lời: trong đoạn văn trên nói về bạn Minh là học sinh chuyển đến trường mới các bạn đang giới thiệu và làm quen với nhau rất là vui vẻ.
- HS đặt câu- Nhận xét.
|